Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Ý THỨC DÂN TỘC TRONG NGHỀ KIM HOÀN


Từ xa xưa, dân tộc ta luôn bị phong kiến phương Bắc đô hộ, xâm lược. Chúng ta bị cướp, bị buộc cống phẩm nhiều sản vật quý cho các Triều đại Phương Bắc. Trong đó, các cống phẩm chủ yếu là các vật phẩm vàng, bạc từ nghe kim hoan.

Theo tiến trình lịch sử nghề kim hoàn Việt Nam đã nói lên được ý thức dân tộc, chủ quyền của nước ta trong từng thời kỳ lịch sử. Dân ta từ việc phải cống nộp tài nguyên đến không khuất phục. Và đỉnh cao là học nghe kim hoan của chính người Hoa truyền bá sâu rộng cho nhân dân cả nước để sản xuất và tự chủ. 

Phần 1: TỪ CỐNG NẠP LỄ VẬT ĐẾN KHÔNG KHUẤT PHỤC

Từ khi người Việt xuất hiện làm nên các nền văn minh Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo… thì nghềkim hoàn cũng ra đời và phát triển rực rỡ. Ở các triều đại phong kiến, nghề kim hoàn cũng được xem trọng phát triển để tạo các đồ trang sức thẩm mỹ, vừa làm các dụng cụ làm đặc trưng dân tộc, bảo vệ lãnh thổ: Như văn minh Đông Sơn đúc Trống Đồng để sinh hoạt lễ hội và hiệu triệu nhân dân đánh giặc… Thời Lý Thái Tổ, vua đã hai lần phát chiếu chi hơn 400 lạng vàng đúc chuông chùa Hưng Thiên, rồi chùa Thăng Nghiêm và Tinh lâu Ngũ Thượng..

Tuy nhiên, từ khi dựng nước đến dành độc lập chủ quyền qua các triều đại thì nước Việt Nam luôn nhỏ bé hơn nước Phương Bắc. Vì vậy, hàng năm hay vài năm chúng ta vẫn phải cử người đi xứ sang cống sản vật, vàng ngọc cho các Triều đình Phương Bắc.

Vào thời Lê Lợi - Nguyễn Trãi kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nghĩa quân đã đánh bao vây quân chiếm đóng, thắng đoàn quân cứu viện và chặt đầu tướng giặc Liễu Thăng ở trận Chi Lăng – Xương Giang. Quân Minh cứu viện rồi quân xâm lược đại bại, phải rút về nước.

Vua Lê Thái Tổ cho đúc “2 tượng người, 1 bằng vàng và một bằng bạc nặng 200 lạng (một thay cho vua, một đền mạng Liễu Thăng ). Lư hương bạc một cỗ, bình cắm hoa bạc 1 đối nặng 300 cân, cùng các sản vật địa phương.” Bởi Liễu Thăng là con vua nhà Minh. Lê Thái Tổ hành động như vậy để giữ lòng giao hảo.

Tuy nhiên một thời gian sau, nước Việt không có ý định phải cống nạp tượng vàng đền mạng cho kẻ xâm lược nên đã trì hoãn. Một thời gian sau, nhà Minh vẫn cho người đòi mạng Liễu Thăng. Lúc này, tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh rất mạnh nên không phục tùng nữa. Việc cống phẩm cùng tiến hành nhưng cho có lệ và không khuất phục.  

Trong nghiêm cứu về Nghề Kim Hoàn của tác giả  Kim Lộc  Phạm Quốc Quân có đoạn ghi: “Về cống phẩm, vào thời kỳ này, nhà Minh lại yêu sách cống người bằng vàng. Năm 1595, vua Lê Thế Tông (1573 – 1599) sai Trịnh Vĩnh Lộc mang lên Lạng Sơn 2 người bằng vàng và bằng bạc cao một thước 2 tấc, nặng 10 cân nhưng không cúi mặt.”  

Việc cống nạp vàng bạc ít hơn, không cúi mặt và chỉ trao ở biên giới cho thấy ý thức dân tộc tự chủ của người Việt.

Chỉ khi nhà Mạc cướp ngôi, muốn lấy lòng nhà Minh làm chỗ dựa, họ phải cho người đêm cống phẩm nhiều hơn, đúc tượng người nặng cân hơn và cuối mặt.

Khi tập đoàn Lê - Trịnh đuổi được quân nhà Mạc lên Cao Bằng và một thời gian sau dẹp nốt thống nhất đất nước phương Bắc, việc cống nạp tượng vàng đền mạng Liễu Thăng cũng không được các Vua Lê, Chúa Trịnh chú ý thực hiện. Nhà Minh mấy lần cho người sang đòi nộp cống. Trạng Quỳnh đã lập kế khiến sứ thần phương Bắc đuối lý, không còn cớ đòi đền mạng Liễu Thăng nữa.

Chiếu theo lịch sử nghề Kim hoàn thì ở chúa Nguyễn đàng trong và các Triều đại tiếp theo, nước ta không bị ép cống lễ vật nữa mà có sự trao đổi công bằng và xuất khẩu sản vật. 

(Mời các bạn đón đọc ở bài viết tiếp theo.)  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét