Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Ý THỨC DÂN TỘC TRONG NGHỀ KIM HOÀN - Phần 2


Phần 2: XÁC ĐỊNH RIÊNG GIÁ TRỊ KIM HOÀN CHO NGƯỜI VIỆT VÀ XUẤT KHẨU RA KHU VỰC  


Vào thời Chúa Nguyễn nghề Kim hoàn được ý thức phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nó tạo nền móng cho nhiều mô hình quản lý xã hội Việt Nam hiện nay. Sản phẩm kim hoàn của Việt Nam không chỉ dùng trong nước mà còn xuất khẩu.

Tiếp theo phần 1, song hành với tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh ở phía Bắc dành ý thức dân tộc tự chủ, không lệ thuộc thì tập đoàn chúa Nguyễn ở phía Nam có sự bình yên và phát triển mạnh mẽ.

Các chúa Nguyễn đã cai trị rộng mở và đẩy mạnh phát triển mọi mặt trong đó nghề kim hoàn được chú trọng hàng đầu. Vào thời các Chúa Nguyễn Miền Nam, kinh tế phát triển vững mạnh không ngừng. Theo ghi chép của Lê Quý Đôn thì trước đây, chưa có triều đại nào lại chý ý quan tâm đến nghề kim hoàn như bây giờ.

Đối với nhân dân:
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân tham gia nghề kim hoàn. Thậm chí, nhà chúa còn còn cấp phát tiền công, miễn trừ sưu thuế cho người đi tìm vàng.

Đối với ngành nghề:
Triều đình cử các tướng lĩnh trông coi nghề kim hoàn. Ở các mỏ vàng như Quảng Nam, Thuận Hóa, chính quyền lập các cơ sở lọc, nấu vàng có tên là liêm hộ thuộc.

Ở cấp Trung Ương:
Triều đình lập các “Ty”của nghề kim hoàn (tương đương với các Bộ bay giờ mà đến thời những năm 45 – 75 nước ta vẫn còn dùng từ này, sau đó mới đổi sang Bộ).
 Ngân Tượng ty (Ty thợ bạc): trông coi nghề nấu vàng.
 Nội lệnh sử Ty: chuyên đi thâu nhận vàng khai thác được trong nhân dân ở các xứ.

Ở kinh thành Thuận Hóa (Huế) còn có xưởng kim hoàn của Triều đình gọi là Nội Kim Tượng Cuộc tức Cục thợ làm vàng (“Cục” tương đương với các cục đường sắt, cục trại giam … nhà nước như hiện nay đang dùng). Nội Kim Tượng Cuộc quy định rõ cân lượng chuẩn xác cho nghề kim hoàn thời đó như: cứ 10 lượng vàng 9 tuổi thì nấu thành 01 thoi. Vì vậy có thể xem Nội Kim Tượng Cuộc có vai trò như Ngân hàng Trung Ương bây giờ.

Năm 1634, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho xuất sang Nhật 50 cái bát, 50 cái đĩa có phân nửa bằng vàng, phân nửa bằng bạc. Điều đó cho thấy nghề kim hoàn của chúa Nguyễn Phía Nam phát triển mạnh. Nhà chúa không bị cướp bóc, ép đền mạng bằng tượng vàng như tập đoàn Lê Trịnh mà sản xuất ra nhiều, đạt khả năng chất lượng và thẫm mỹ để xuất khẩu.

Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, nghề kim hoàn thời này đã đặt nên móng cho một số quy chuẩn thước đó, xây dựng nhiều làng nghề, bộ ngành quản lý riêng của người Việt truyền lại cho thế hệ sau. Nó thể hiện cách nhìn của người Việt, từng bước thực hiện tiêu chuẩn, tên gọi riêng chứ không ảnh hưởng vào nghề kim hoàn của Trung Quốc nữa. 

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét