Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

Lễ hội Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn tại Hội quán Lệ Châu, Thành Phố Hồ Chí Minh



Cứ vào khoảng ngày 07/2 Âm lịch hàng năm, Chùa Lệ Châu lại từng bừng tổ chức Lễ Hội tưởng nhớ tổ Nghề Kim Hoàn cho hàng ngàn lượt người từ các địa phương, công ty sản xuất,  kinh doanh vàng bạc tham dự.  Hội quán (chùa) Lệ Châu vốn thuộc vùng Chợ Lớn, nay ngự trị tại số 586 Trần Hưng Đạo B, quận 5, TP Hồ Chí Minh.



Mốc son được ghi nhận vào đời vua Minh Mạng thứ 10, cụ Cao Đình Độ được nhà vua sắc phong làm Tổ nghề Kim Hoàn (nghề bạc). Tiếp đó, cụ Cao Đình Hương cũng được vua Thiệu trị thứ 08 sắc phong làm tổ nghề. Hai cụ được thờ phụng tại ngôi chùa thiêng Lệ Châu vùng Chợ Lớn để nhân dân, con cháu đồng môn tưởng nhớ thờ phụng. Sau này, chùa được nâng lên thành Hội quán để các con nghề kim hoàn, buôn bán, kinh doanh vàng bạc quy tụ về hành lễ tưởng nhớ. 

Ngày xưa, Hội Quán Lệ Châu là nơi hội họp quan trọng của những người thợ bạc vùng đất lục tỉnh (6 tỉnh Nam Bộ). Ngày nay, Lệ Châu hội quán đã trở thành nơi để thợ kim hoàn thể hiện lòng biết ơn đối với tổ nghề, là một trong những trung tâm tưởng nhớ kim hoàn tổ lớn nhất cả nước. Chính nơi đây họ còn tìm thấy một sức mạnh tinh thần để có thêm niềm tin đối với bản thân cũng như nghề nghiệp.

Ngày lễ hội chính thức vào ngày 07/2 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên do có rất nhiều đoàn nghề, công ty bạc hành lễ nên tổ chức long trọng hơn thành 03 ngày (05, 06, 07 tháng 2) mới đáp ứng từ các nơi đổ về hành lễ. Trong những ngày diễn ra lễ hội, Lệ Châu hội quán được trang hoàng rực rỡ, nến và hương được thắp từ trong đến ngoài, tạo cho ngày giỗ hết sức trang nghiêm. Hội quán tiếp đón hàng ngàn lượt người tham dự.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, Lệ Châu hội quán được trang hoàng rực rỡ, nến và hương được thắp từ trong đến ngoài, tạo cho ngày giỗ hết sức trang nghiêm.

Mở màn giỗ tổ là nghi thức cúng cầu quốc thái dân an, tuyên đọc sắc phong tổ sư thợ bạc Việt Nam của các vị vua Triều Nguyễn cho người tham dự và người trong nghề hiểu biết xuất xứ của tổ nghề. Lễ hội chính thức chia thành 03 “Viên” (Viên là cách gọi về mỗi phần lễ) theo nghi thức lễ giỗ truyền thống. Khi hành lễ, con cháu nghề Bạc tiến hành theo nghi thức truyền thống, dâng phẩm vật như trà, bánh, trái cây, heo quay… Những thành viên ban quản trị đền thờ trong bộ lễ phục áo dài khăn đóng, đứng trước Bài Vị tổ sư vái lạy. Các trưởng đoàn cũng mặc xiêm y truyền thống và chỉnh tề tế lạy với tấm lòng thành kính, biết ơn người đã có công truyền dạy nghề cho con cháu, giúp ích cho xã hội và mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình họ.

Sau khi hành lễ chia lộc cháu con và tổ chức liên hoan ngay tại sân hành lễ.

Lễ hội không chỉ là dịp tưởng nhớ các vị tổ sư ngành nghề mà còn truyền sức mạnh nghề nghiệp, thực hiện truyền thống “ôn cố tri tân” của người Việt.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

NỮ TRANG KHÔNG CHỈ ĐỂ LÀM ĐẸP


Thói quen dùng nữ trang có từ thời tiền sử, khi con người đã ý thức được về thẫm mỹ cuộc sống. Cùng sự phát triển của nghề kim hoàn…các mẫu nữ trang đẹp, độc đáo ra đời phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ của con người đến tận ngày nay.
nhẫn đeo tay, vòng cổ, lắc chân, lắc tay
sự khác biệt khi sử dụng trang sức
Từ xa xưa, người tiền sử đã có ý thức làm đẹp, trang sức cho cơ thể mình. Họ đã nhặt các mẫu xương, vỏ trai … kết vòng cổ.
Những mau nu trang cũng dần xuất hiện cùng sự sáng tạo tinh vi và nhu cầu của con người. Ngoài vong co, loài người đã biết lấy vỏ trai, sò lấp lánh làm bông tai…
Sự phát triển công nghệ chế tác đá, chế tác kim loại cho ra đời các nghe kim hoan với các  thợ kim hoàn giỏi. Việc phát hiện và sử dụng kim loại: đồng, sắt cho phép con người chế tạo các nhẫn đeo tay, vòng cổ, lắc chân, lắc tay…. Khi con người phát hiện ra bạc, vàng, các loại đá quý như saphia, mã não… thì chúng là những nguyên liệu chính để chế tác nữ trang.
Các loại nữ trang bằng bạc, vàng, mã não … không chỉ giúp làm đẹp, sang trọng trong đời sống hàng này của con người mà nó còn là nguyên liệu quý, có tác dụng tích trữ, thể hiện sự giàu có của mỗi người. Sản phẩm nữ trang như nhẫn vàng, lắc bạc, bong tai vang, lược mã não…là  những vật giá trị trong đời sống của con người. Những ngày lễ trọng đại như đám cưới, sinh em bé, thăm hỏi… người ta hay đem tặng nhau để thể hiện lòng thành mới sử dụng các loại nữ trang và sản vật quý.
Khi kim hoàn phục vụ cho đời sống quý tộc, phong kiến, thì các mẫu nữ trang vừa có tác dụng thẫm mỹ, làm đẹp đời sống, vừa pha chút tâm linh và uy quyền thiêng liêng. Các  loại nữ trang không chỉ thể hiện vẻ đẹp mà còn nói lên đẵng cấp, quyền quý của phụ nữ.
Ngày nay, các mẫu nữ trang ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng. Như nhẫn cưới, các đôi nam nữ bây giờ không chỉ nhu cầu dùng loại có sẵn mà đặt các mẫu nhân đôi, nhẫn cặp với nét và phong cách riêng cho cặp cho vợ chồng. Cũng là lắc chân, lắc tay nhưng đã chế nhiều loại kiểu mẫu với chất liệu khác nhau: Lắc vàng, lắc bạc…. Đời sống nhân dân càng giàu có thì nhu cầu các mẫu nữ trang càng cao.


Có thể nói, nữ trang không chỉ làm đẹp mà còn có nhiều ý nghĩa trang trọng và thiêng liêng khác. Cùng với việc đồng tiền mất giá thì việc tích trữ vàng, bạc đang là phương án tối ưu của mọi nhà. Nhà nước hạn chế sử dụng, buôn bán vàng miếng thì các loại nữ trang giá trị có tính ổn định, dễ quy đỗi như nhẫn vàng, lắc vàng, bông tai vàng, phù hiệu, mề đay… đang tài sản quý giá. Nó không chỉ giúp tôn lên vẻ đẹp của mỗi người mà còn là tài sản tích trữ quý mà gần như chỉ lên giá so với tác động lạm phát và biến động thị trường.

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Giá vàng leo lên 44 triệu đồng


Thị trường vàng quay đầu đi lên sau một ngày rơi mạnh xuống 43,8 triệu đồng mỗi lượng. Chênh lệch vàng nội ngoại còn gần 3,2 triệu đồng.
Tập đoàn DOJI mở cửa ở mức 44 triệu đồng chẵn, tăng 120.000 đồng so với mức thấp nhất của ngày hôm qua. Tuy nhiên diễn biến giảm sáng nay của thị trường quốc tế kéo niêm yết bán xuống 43,99 triệu đồng, và giá mua ở mức 43,92 triệu đồng sau đó ít phút.
Tương tự, lúc đầu ngày, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cũng đưa giá mua và bán vàng lên 43,95 – 44,03 triệu đồng, tăng 60.000 đồng so với đóng cửa ngày 21/3. Đến 8h32, giá giảm nhẹ 10.000 đến 30.000 đồng, với chiều bán còn 44,02 triệu đồng.
Lúc 8h50, Công ty Đầu tư Vàng Phú Quý công bố mua – bán ở 43,92 – 43,99 triệu đồng. So với đóng cửa hôm qua, giá tăng 30.000 đến 50.000 đồng một lượng.
Từ đầu tuần đến nay, giá vàng hạ gần 100.000 đồng mỗi lượng, trong khi thị trường quốc tế vừa tăng 1,5% và được dự báo có thể còn đi lên tuần tới. Nhờ đó, vàng trong nước tiếp tục co hẹp so với thế giới. Tính theo tỷ giá ngân hàng, hiện mỗi lượng vàng thế giới tương đương 40,84 triệu đồng mỗi lượng. Chênh lệch giữa hai đầu giá còn dưới 3,2 triệu đồng, thay vì 3,4 triệu đồng như hôm qua.
Tỷ giá tại các ngân hàng thương mại tiếp tục đứng yên trong suốt tuần vừa rồi. Giá bán USD tại Vietcombank không đổi suốt từ ngày 7/3 đến nay, ở 20.960 đồng. Hay tại ACB, sau khi chiều bán hạ 5 đồng vào hôm đầu tuần, giá đứng yên ở 20.965 đồng từ thứ hai đến nay. Giá thu mua USD tại ACB hiện ở mức khá thấp so với các ngân hàng khác, từ 20.880 đồng tuần trước tăng lên 20.905 đồng tuần này.
Còn trên thị trường tự do, xu hướng giảm vẫn tiếp tục dù không nhiều. Hôm đầu tuần, các điểm thu đổi báo giá bán ở 21.040 đến 21.050 đồng ăn một đôla Mỹ, còn sáng nay hạ xuống 21.030 đồng. Giá thu mua đứng yên ở 21.000 đồng chẵn.
Trước đó, chỉ trong vòng vài ngày kể từ hôm đầu tuần, giá đôla Mỹ “chợ đen” bốc hơi trên 100 đồng, khiến vàng trong nước khó tăng theo quốc tế.