Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

VÀNG NỮ TRANG TRƯỚC NỖI LO HỘI NHẬP WTO - Phần 3


Chất lượng vàng kém, vàng không đúng tuổi và mẫu nữ trang kém đa dạng khiến các chuyên gia đánh giá thị trường nữ trang của Việt Nam sẽ gặp khó khi WTO thực sự hội nhập. Khắc phục việc này không chỉ riêng của một doanh nghiệp mà còn của Bộ khoa học công nghệ, Ngân hàng nhà nước và cả ngành kim hoàn. 

PHẦN 3: THỰC TẾ THỊ TRƯỜNG VÀNG – AI CHỊU THIỆT?

Tiếp nối phần 2, chúng tôi chia sẻ nỗi lo vàng nữ trang thiếu tuổi. Để giải quyết vấn đề ấy, chúng tôi có cuộc khảo sát: Làm sao bảo vệ quyền lợi người mua vàng? Những tín hiệu đưa ra từ các doanh nghiệp nữ trang cho thấy nỗi lo hơn về ngành nữ trangnghề kim hoàn Việt Nam khi gia nhập WTO.

Người mua đang chịu thiệt

Trước tình trạng vàng kém tuổi, vàng kém chất lượng, chúng tôi đã có cuộc khảo sát từ những người kinh doanh vàng về vấn đề phát triển bền vững vàng nữ trang khi hội nhập WTO.  

Khó khăn lắm, chúng tôi mới có thể nói chuyện được với chị L. H, nhân viên tiệm vàng trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, Quận 12. Khi cam đoan mình là người của một công ty vàng, chỉ tìm hiểu và viết bài hỗ trợ cho doanh nghiệp để tìm giải pháp cho thị trường vàng. Lúc ấy, chị L.H mới xuôi lòng và nói:

 “Lâu nay, dân ta hay có xu hướng mua vàng nữ trang để tích trữ. Với thị trường vàng có nhiều biến động nhưng xu thế sẽ luôn tăng giá.

Việc làm vàng thiếu tuổi cũng có. Nhưng bọn mình là nhân viên, chỉ biết bán thôi. Cách bảo vệ người mua là tư vấn cho khách hàng kĩ lưỡng để họ chọn mua được món đồ vàng nữ trang như ý với giá hợp lý nhất. Nếu không biết và chọn phải hàng kém chất lượng thì người mua thường phải chịu thiệt.”

Còn ở Quận Bình Thạnh, khi chúng tôi hỏi vấn đề này, ông H, một chủ tiệm vàng gần Hàng Xanh chia sẻ. “Khi mua hàng, khách được tư vấn kỹ về tuổi vàng, chất lượng vàng nữ trang, nhẫn bạc… Công ty chỉ đảm bảo cho những sản phẩm mua tại cửa hàng. Còn vàng nữ trang từ nơi khác, chúng tôi phải đo kỹ. Vì mỗi nơi cũng làm và đánh giá một kiểu.”

Theo ông Nguyễn Ngọc Trọng - giám đốc kinh doanh Công ty PNJ thì: “Thị trường vàng nữ trang vẫn theo quy luật mua đâu bán đó. Nhưng thực tế dù mua đâu bán đó, có đầy đủ hóa đơn, người tiêu dùng vẫn phải chịu thiệt cả hai đầu mua bán. Lý do khi mua người tiêu dùng phải bỏ ra số tiền cao hơn giá trị món hàng. Đến khi bán, các tiệm vàng cũng không rõ ràng cách tính giá trị món hàng, phần lớn chỉ cầm món hàng lên thử, cân, sau đó phán giá. Nếu đồng ý thì bán.” (Theo bài “Phập phù chất lượng vàng nữ trang”Báo Tuổi trẻ đăng ngày 23/03/2013)

Như vậy, tuy đều nói giúp đỡ khách hàng, nhưng những người trong ngành vàng đều trực tiếp hay gián tiếp thừa nhận người mua đang chịu thiệt. Vì chính trong hệ thống ngành vàng cũng không có tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp vàng không tin sản phẩm của nhau nên khi mua lại thường kiểm tra rất kỹ và chuyển gánh nặng, phần thua thiệt về phía người dân.

Thực tế, doanh nghiệp vàng đang thiệt hại nặng

Theo Chú Sơn, chủ tiệm gia công kim hoàn tại quận 12 và là người có thâm niên gần 20 năm trên thị trường vàng thì có cách nhìn khác. Chú cho rằng việc làm vàng thiếu tuổi, vàng kém chất lượng thì người thiệt thòi nhất là xưởng kim hoàn và doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc nữ trang.

“Thực tế thị trường hiện nay cho thấy, người mua vàng đang mất tiền vì vàng thiếu tuổi, vàng kém chất lượng. Có người mua vàng, khi bán thấy nhẫn vàng, lắc bạc của mình thiếu tuổi, mất giá hẳn so với lần trước mua mà hụt hẫng, không biết tin vào đâu.

Nhưng các bạn nhìn kỹ, vượt tầm lên khoảng 5 – 10 năm nữa, mà thậm chí 2 – 3 năm nữa thôi thì doanh nghiệp vàng,  kim hoàn sẽ thấy mình bị thất thiệt nặng.

Cứ giữ cách làm này, người dân sẽ hoang mang rồi không tin vào chất lượng của các sản phẩm nữ trang nữa. Họ dành tiền đầu tư sang lĩnh vực khác. Và vì thế, ngành nữ trang vàng bạc sẽ bị giảm doanh thu ngay.

Nếu có mua thì khách hàng có quyền lựa chọn. Với quyền lực trong tay là đồng tiền, họ sẽ chuyển sang mua hàng của công ty nước ngoài. Do đó, dòng tiền trong dân sẽ chảy về các doanh nghiệp nước ngoài chứ không phải chảy về túi doanh nghiệp vàng bạc nữ trang Việt Nam nữa. Các doanh nghiệp vàng bạc càng làm gian dối, họ càng đẩy khách hàng ra xa mình mà thôi.”

Lộ trình vào WTO quy định đến năm 2015, Việt Nam phải mở cửa hẳn cho các doanh nghiệp vàng bạc nước ngoài vào thị trường. Khi đó, việc kinh doanh vàng nữ trang sẽ là cạnh tranh và sòng phẳng.

Khi không còn sự nâng đỡ, bao bọc, doanh nghiệp vàng bạc trong nước phải đương đầu với sự cạnh tranh dữ dội của các doanh nghiệp nước ngoài. Và ở ngay sân chơi trong nước, nhiều doanh nghiệp Việt đã tỏ ra lép vế. Vì vàng nữ trang nước ngoài có mẫu mã phong phú, đa dạng và giá cả có thể thấp hơn trong nước. Cộng thêm với việc làm gian dối về chất lượng và tuổi vàng, nhiều doanh nghiệp sẽ có nguy cơ chết yểu nhanh chóng.

Trước những thông tin này, các doanh nghiệp vàng bạc, kim hoàn trong nước có động thái gì để giải quyết hay cứ tiếp tục để mất lòng tin ở người dân và để chạy qua doanh nghiệp nước ngoài?  

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Ý THỨC DÂN TỘC TRONG NGHỀ KIM HOÀN - Phần 2


Phần 2: XÁC ĐỊNH RIÊNG GIÁ TRỊ KIM HOÀN CHO NGƯỜI VIỆT VÀ XUẤT KHẨU RA KHU VỰC  


Vào thời Chúa Nguyễn nghề Kim hoàn được ý thức phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nó tạo nền móng cho nhiều mô hình quản lý xã hội Việt Nam hiện nay. Sản phẩm kim hoàn của Việt Nam không chỉ dùng trong nước mà còn xuất khẩu.

Tiếp theo phần 1, song hành với tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh ở phía Bắc dành ý thức dân tộc tự chủ, không lệ thuộc thì tập đoàn chúa Nguyễn ở phía Nam có sự bình yên và phát triển mạnh mẽ.

Các chúa Nguyễn đã cai trị rộng mở và đẩy mạnh phát triển mọi mặt trong đó nghề kim hoàn được chú trọng hàng đầu. Vào thời các Chúa Nguyễn Miền Nam, kinh tế phát triển vững mạnh không ngừng. Theo ghi chép của Lê Quý Đôn thì trước đây, chưa có triều đại nào lại chý ý quan tâm đến nghề kim hoàn như bây giờ.

Đối với nhân dân:
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân tham gia nghề kim hoàn. Thậm chí, nhà chúa còn còn cấp phát tiền công, miễn trừ sưu thuế cho người đi tìm vàng.

Đối với ngành nghề:
Triều đình cử các tướng lĩnh trông coi nghề kim hoàn. Ở các mỏ vàng như Quảng Nam, Thuận Hóa, chính quyền lập các cơ sở lọc, nấu vàng có tên là liêm hộ thuộc.

Ở cấp Trung Ương:
Triều đình lập các “Ty”của nghề kim hoàn (tương đương với các Bộ bay giờ mà đến thời những năm 45 – 75 nước ta vẫn còn dùng từ này, sau đó mới đổi sang Bộ).
 Ngân Tượng ty (Ty thợ bạc): trông coi nghề nấu vàng.
 Nội lệnh sử Ty: chuyên đi thâu nhận vàng khai thác được trong nhân dân ở các xứ.

Ở kinh thành Thuận Hóa (Huế) còn có xưởng kim hoàn của Triều đình gọi là Nội Kim Tượng Cuộc tức Cục thợ làm vàng (“Cục” tương đương với các cục đường sắt, cục trại giam … nhà nước như hiện nay đang dùng). Nội Kim Tượng Cuộc quy định rõ cân lượng chuẩn xác cho nghề kim hoàn thời đó như: cứ 10 lượng vàng 9 tuổi thì nấu thành 01 thoi. Vì vậy có thể xem Nội Kim Tượng Cuộc có vai trò như Ngân hàng Trung Ương bây giờ.

Năm 1634, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho xuất sang Nhật 50 cái bát, 50 cái đĩa có phân nửa bằng vàng, phân nửa bằng bạc. Điều đó cho thấy nghề kim hoàn của chúa Nguyễn Phía Nam phát triển mạnh. Nhà chúa không bị cướp bóc, ép đền mạng bằng tượng vàng như tập đoàn Lê Trịnh mà sản xuất ra nhiều, đạt khả năng chất lượng và thẫm mỹ để xuất khẩu.

Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, nghề kim hoàn thời này đã đặt nên móng cho một số quy chuẩn thước đó, xây dựng nhiều làng nghề, bộ ngành quản lý riêng của người Việt truyền lại cho thế hệ sau. Nó thể hiện cách nhìn của người Việt, từng bước thực hiện tiêu chuẩn, tên gọi riêng chứ không ảnh hưởng vào nghề kim hoàn của Trung Quốc nữa. 

(Còn tiếp)

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

VÀNG NỮ TRANG TRƯỚC NỖI LO HỘI NHẬP WTO - PHẦN 2


PHẦN 2: NGUY CƠ LỚN TỪ KINH DOANH VÀNG THIẾU TUỔI

Hiện nay, vàngnữ trang được xem là tài sản cất giữ quý giá của ngời dân thay cho vàng miếng bị kiểm soát. Nhưng vang nu trang vẫn còn bát nháo và bị ăn gian lận tuổi.Các doanh nghiệp thực hiện chính sách mua đâu bán đó khiến người dân khó chịu.

Đừng để người dân vừa mua vàng vừa lo

Trước tình trạng thị trường vàng quá biến động và bề bộn, ngân hàng nhà nước đã ra quy định kiểm soát vàng miếng: Chỉ một lượng nhỏ các công ty, địa lý được quyền kinh doanh vàng miếng và người dân mua bán vàng phải đúng nơi yêu cầu. Như vậy, vừa kiểm soát được một phần chất lượng vàng, tuổi vàng khi đưa ra giao dịch.

Quy định khắt khe đó vô tình chung trở thành cơ hội không thể tốt hơn cho các đơn vị kinh doanh nữ trang. Vàng nữ trang được người dân chuyển hướng sang lựa chọn một cách ngẫu nhiên với nhiều tiện lợi: Vừa có thể làm đẹp, vừa giúp làm phương tiện lưu trữ trước việc đồng tiền giấy ngày càng mất giá. Vàng nữ trang cũng đồng thời là phương tiện đầu tư vì giá vàng có xu chung là ngày càng tăng.

Tuy nhiên, cơ hội ngàn vàng đó đang một phần bị chặn lại bởi chính các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nữ trang: vàng thiếu tuổi.

Phó tổng giám đốc một công ty vàng lớn tại TP. HCM cho biết hiện trên thị trường không có chuẩn chung nào cho vàng nữ trang. Trước đây vàng tây lưu hành trên thị trường chủ yếu là vàng 18K (tương đương 7,5 tuổi) và 14K (tương đương 5,85 tuổi). Nhưng sau đó vàng 7,5 tuổi bị ăn gian chỉ còn 7 tuổi. Một số cửa hàng vàng tư nhân đã tiếp tục hạ tuổi vàng nhằm cạnh tranh với nữ trang của các công ty có thương hiệu. Vàng ST, SL ra đời. ST là viết tắt của chữ “sáu tám”, tức vàng 6,8 tuổi, hoặc vàng SL, viết tắt của vàng sáu lăm, tức 6,5 tuổi.

Chị Thảo (quận 3, TP.HCM) có chiếc nhẫn vàng 2 phân 18 K (7,5 tuổi). Khi bí, chị đem đến một tiệm vàng ở đường Phạm Văng Hai được đánh giá mới hay nó thực sự chỉ đạt 3 tuổi.

Chị Thanh, ở Quận Tân Bình cũng không biết chiếc lắc vàng mà con mình được tặng hôm đầy năm thuộc tuổi nào. Khi được tặng, có hóa đơn ghi lắc vàng 18K của công ty XYZ, nhưng ra lại công ty thì hộ đo lại có 6,8 tuổi. Bực mình, chị không bán mà đưa xuống Quận 1 đo lại, kết quả cho ra 5,2 tuổi. Về tiệm gần nhà đo, lại nhảy lên 6 tuổi.  

Không kiểm soát tuổi vàng là mối nguy lớn

Theo kỹ thuật của nghề kim hoàn thì khi sản xuất vàng (nấu vàng) người ta có thể tinh lọc những tạp chất thành vàng nguyên chất hay pha thêm kim loại khác vào vàng để sản xuất được nhiều hơn. Chính vì vậy, tạo ra vàng kém tuổi không khó.

Vàng thiếu tuổi có nhiều nguyên nhân: Nguyên liệu đầu vào không tốt, ký thuật nấu tinh luyện chưa đạt chuẩn và người sản xuất chủ ý pha thêm các chất tương tự vào vàng.

Nhưng trước sự tăng giá của vàng, bạc mà một số doanh nghiệp lại ảnh hưởng của “tham sân si” nên đã tìm cách gian lận tuổi vàng.

Thực tế hiện nay, số tuổi của vàng nữ trang trên thị trường không có khung quy định và các đơn vị kinh doanh tự ý sản xuất, tự ý đưa ra tuổi vàng theo ý của mình.

Với kinh nghiệm 20 năm làm nghề kim hoàn và theo đánh giá trên cương vị giám đốc một công ty dịch vụ kinh doanh vàng thì không kiểm soát được tuổi vàng là một mối lo lớn.

Thứ nhất: Khi gian lận tuổi vàng, khách hàng bị thiệt hại, do đó họ sẽ dần mai một niềm tin với các doanh nghiệp trong nước.

Thứ 2: Trong thời đại cạnh tranh thời kinh tế tri thức, người mua có rất nhiều thông tin để tìm hiểu và lựa chọn. Nếu họ phát hiện mình mua phải vàng chưa đúng chất lượng, họ sẽ chuyển qua hàng khác.

Thứ 3: Nguy hiển nhất là doanh nghiệp vàng bạc, nghềkim hoàn trong nước có nguy cơ bị mất chỗ đứng khi hội nhập WTO.  Nữ trang nước ngoài với mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt và có sự kiểm soát độ tuổi vàng bạc đúng tiêu chuẩn. Qua đó, khách hàng sẽ chạy sang mua sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài.  Vì thế, doanh nghiệp vàng, bạc, nghề kim hoàn sẽ bị thua, bị bóp chết ngay trên sân nhà của mình.

Kinh doanh vàng thiếu tuổi sẽ giúp doanh nghiệp có cái lợi trước mắt nhưng thiệt hại lâu dài. Vấn đề là, các doanh nghiệp trong nước chọn con đường hay chiến lược nào cho mình thôi? 

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Ý THỨC DÂN TỘC TRONG NGHỀ KIM HOÀN


Từ xa xưa, dân tộc ta luôn bị phong kiến phương Bắc đô hộ, xâm lược. Chúng ta bị cướp, bị buộc cống phẩm nhiều sản vật quý cho các Triều đại Phương Bắc. Trong đó, các cống phẩm chủ yếu là các vật phẩm vàng, bạc từ nghe kim hoan.

Theo tiến trình lịch sử nghề kim hoàn Việt Nam đã nói lên được ý thức dân tộc, chủ quyền của nước ta trong từng thời kỳ lịch sử. Dân ta từ việc phải cống nộp tài nguyên đến không khuất phục. Và đỉnh cao là học nghe kim hoan của chính người Hoa truyền bá sâu rộng cho nhân dân cả nước để sản xuất và tự chủ. 

Phần 1: TỪ CỐNG NẠP LỄ VẬT ĐẾN KHÔNG KHUẤT PHỤC

Từ khi người Việt xuất hiện làm nên các nền văn minh Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo… thì nghềkim hoàn cũng ra đời và phát triển rực rỡ. Ở các triều đại phong kiến, nghề kim hoàn cũng được xem trọng phát triển để tạo các đồ trang sức thẩm mỹ, vừa làm các dụng cụ làm đặc trưng dân tộc, bảo vệ lãnh thổ: Như văn minh Đông Sơn đúc Trống Đồng để sinh hoạt lễ hội và hiệu triệu nhân dân đánh giặc… Thời Lý Thái Tổ, vua đã hai lần phát chiếu chi hơn 400 lạng vàng đúc chuông chùa Hưng Thiên, rồi chùa Thăng Nghiêm và Tinh lâu Ngũ Thượng..

Tuy nhiên, từ khi dựng nước đến dành độc lập chủ quyền qua các triều đại thì nước Việt Nam luôn nhỏ bé hơn nước Phương Bắc. Vì vậy, hàng năm hay vài năm chúng ta vẫn phải cử người đi xứ sang cống sản vật, vàng ngọc cho các Triều đình Phương Bắc.

Vào thời Lê Lợi - Nguyễn Trãi kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nghĩa quân đã đánh bao vây quân chiếm đóng, thắng đoàn quân cứu viện và chặt đầu tướng giặc Liễu Thăng ở trận Chi Lăng – Xương Giang. Quân Minh cứu viện rồi quân xâm lược đại bại, phải rút về nước.

Vua Lê Thái Tổ cho đúc “2 tượng người, 1 bằng vàng và một bằng bạc nặng 200 lạng (một thay cho vua, một đền mạng Liễu Thăng ). Lư hương bạc một cỗ, bình cắm hoa bạc 1 đối nặng 300 cân, cùng các sản vật địa phương.” Bởi Liễu Thăng là con vua nhà Minh. Lê Thái Tổ hành động như vậy để giữ lòng giao hảo.

Tuy nhiên một thời gian sau, nước Việt không có ý định phải cống nạp tượng vàng đền mạng cho kẻ xâm lược nên đã trì hoãn. Một thời gian sau, nhà Minh vẫn cho người đòi mạng Liễu Thăng. Lúc này, tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh rất mạnh nên không phục tùng nữa. Việc cống phẩm cùng tiến hành nhưng cho có lệ và không khuất phục.  

Trong nghiêm cứu về Nghề Kim Hoàn của tác giả  Kim Lộc  Phạm Quốc Quân có đoạn ghi: “Về cống phẩm, vào thời kỳ này, nhà Minh lại yêu sách cống người bằng vàng. Năm 1595, vua Lê Thế Tông (1573 – 1599) sai Trịnh Vĩnh Lộc mang lên Lạng Sơn 2 người bằng vàng và bằng bạc cao một thước 2 tấc, nặng 10 cân nhưng không cúi mặt.”  

Việc cống nạp vàng bạc ít hơn, không cúi mặt và chỉ trao ở biên giới cho thấy ý thức dân tộc tự chủ của người Việt.

Chỉ khi nhà Mạc cướp ngôi, muốn lấy lòng nhà Minh làm chỗ dựa, họ phải cho người đêm cống phẩm nhiều hơn, đúc tượng người nặng cân hơn và cuối mặt.

Khi tập đoàn Lê - Trịnh đuổi được quân nhà Mạc lên Cao Bằng và một thời gian sau dẹp nốt thống nhất đất nước phương Bắc, việc cống nạp tượng vàng đền mạng Liễu Thăng cũng không được các Vua Lê, Chúa Trịnh chú ý thực hiện. Nhà Minh mấy lần cho người sang đòi nộp cống. Trạng Quỳnh đã lập kế khiến sứ thần phương Bắc đuối lý, không còn cớ đòi đền mạng Liễu Thăng nữa.

Chiếu theo lịch sử nghề Kim hoàn thì ở chúa Nguyễn đàng trong và các Triều đại tiếp theo, nước ta không bị ép cống lễ vật nữa mà có sự trao đổi công bằng và xuất khẩu sản vật. 

(Mời các bạn đón đọc ở bài viết tiếp theo.)  

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

VÀNG NỮ TRANG TRƯỚC NỖI LO HỘI NHẬP WTO


Chất lượng vàng kém, vàng không đúng tuổi và mẫu nữ trang kém đa dạng khiến các chuyên gia đánh giá thị trường nữ trang của Việt Nam sẽ gặp khó khi WTO thực sự hội nhập. Khắc phục việc này không chỉ riêng của một doanh nghiệp mà của Bộ khoa học công nghệ, Ngân hàng nhà nước và cả ngành kim hoàn. 

PHẦN 1: PHẢI ĐẦU TƯ MẠNH VÀO THIẾT KẾ VÀ KHUÔN MẪU NỮ TRANG

Mấy năm gần đây, các hội thi Thiết kế nữ trang của thế giới và các nước trong khu vực liên tục diễn ra nhưng đáng tiếc không có một mẫu nữ trang nào của Việt Nam đoạt giải. Nguyên nhân do các mau nu trang của nước ta đã ít lại thiếu sáng tạo.

Nữ trang Việt Nam đang tụt hậu


Bước vào WTO, tất cả các ngành kinh doanh không thể đóng cửa sân nhà để “nhìn ra thế giới” học hỏi mà buộc phải chuyển mình làm ăn hội nhập.
Nhưng các hội chợ nữ trang tại Ý, Mỹ, Hongkong… diễn ra, đại diện Việt Nam được cử đi chỉ để nhằm một mục đích duy nhất: “Tìm hiểu các mẫu mã và mua các máy móc, công nghệ hợp giá trị.” Vì các khuôn, máy móc của họ đắt, chỉ làm nên một mẫu nữ trang duy nhất lại bị ràng buộc chất lượng nguyên liệu.

Lâu nay, các mẫu nữ trang của Việt Nam cũng được thiết kế. Nhưng chúng ta thường thiết kế design (xem mẫu của nước ngoài rồi vẽ lại và chỉnh sửa cho khác chút) chứ không phải thiết kế sáng tạo (thiết kế nguyên mới). Chính vì vậy, các mẫu nữ trang Việt Nam khi ra sân chơi lớn thường bị bạn bè các nước hay ngạo: Việt Nam chỉ copy mẫu nữ trang là giỏi.

Thị trường mẫu nữ trang chưa đa dạng


Do nước ta không thể thiết kế mẫu mới, phải phụ thuộc khuôn mẫu nước ngoài hay các công ty ngại thiết kế, ít dùng mẫu trong nước vì sính ngoại? Ông Huỳnh Trung Khánh,  trưởng văn phòng đại diện Hội đồng vàng thế giới phải thừa nhận rằng "Việt Nam có quá ít nhà thiết kế chuyên nghiệp".

Vậy khi nào các mau nu trang của Việt Nam mới được sáng tác phong phú và đa dạng? Bao giờ nữ trang Việt Nam bắt kịp nữ trang thế giới? Sắp tới Hội nhập hẳn vào WTO, chỗ đứng của nữ trang Việt Nam thế nào? Câu hỏi này không chỉ một doanh nghiệp trả lời mà cần quan tâm của nhà nước và sự chung sức của cả ngành kim hoàn.


Sáng tạo mẫu nữ trang ngay từ bây giờ

Nhưng những năm gần đây, các công ty lớn đã bắt đầu chú ý thiết kế các mẫu nữ trang. Nhiều sản phẩm sáng tạo của Việt Nam như bộ nữ trang “ Chất sống” do Trương Hồng Phong vẽ kiểu được sử dụng và đánh giá cao. Đây là minh chứng giá trị cũng là điều khích lệ cho sáng tác nữ trang của Việt Nam.

Phải công nhận, Việt Nam còn thiếu máy móc, thiết bị; thiếu vốn, thiếu các nhà tạo mẫu nữ trang chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cần phải khắc phục ngay chứ không phải chấp nhận kiểu than phiền “còn khá lâu để theo kịp nữ trang của thế giới.”

Giải quyết vấn đề đó, ngành vàng nước ta cần có sự chuyên môn hóa. Như có đơn vị chuyên tạo mẫu nữ trang, đơn vị chuyên sản xuất máy móc, đơn vị chuyên gia công sản xuất theo mẫu đặt sẵn mẫu và đơn vị kinh doanh, buôn bán riêng. Một công ty khó có thể “ôm” hết tất cả các công đoạn sản xuất ấy được. Hoặc nếu có, cũng phải cần một nguồn vốn khổng lồ. Thế giới hiện nay theo xu thế phân công hóa đến từng chi tiết. Một chiếc máy bay Boing ra đời cần có sự góp sức của hơn 600 công ty. Vậy ngành vàng có làm được thế hay không?


Các mẫu nữ trang trên thị trường thường tương tự nhau


Trước hết, các công ty sản xuất, kinh doanh vàng cần tin tưởng, liên kết với nhau, mỗi đơn vị nên làm một mãng thế mạnh nhất của mình.  Thứ hai, phải tạo ra được các quy trình công đoạn chuẩn để phân chia lợi ích, giá trị cho nhau. Thứ ba, phải có bảng quy tắc sản xuất và quy định chuẩn cho từng sản phẩm nu trang để tiến hành làm việc cùng nhau. Thứ tư là nhà nước, chính quyền phải hỗ trợ vốn, pháp lý, công nghệ… để nữ trang Việt Nam được đứng vững và và phát huy hiệu quả trong thời Hội nhập.

Đối với các mẫu nữ trang, cần có sự phân loại kỹ hơn. Các mau nu trang truyền thống thuần Việt cần có sự chọn lọc và định vị lại. Những loại nào thị trường ưa chuộng, quốc tế quan tâm thì chú ý sáng tạo và phát triển mạnh dòng mẫu đó để làm thương hiệu riêng cho mình.

Đối với những mau nu trang theo thị hiếu thị trường cần có sự chọn lọc để phát triển. Các nghệ nhân thiết kế khuôn mẫu cần chú ý sáng tạo thêm để có nét độc đáo riêng của hàng Việt.
Như vậy, khi hội nhập WTO, Việt Nam mới có các mau nu trang và khuôn đúc riêng để cạnh tranh và hội nhập với thị trường vàng các nước thế giới. 

maunutrang.vn