Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

MẤT THỊ TRƯỜNG VÀNG CÓ NGUY CƠ MẤT CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC

Hôm nay, tôi muốn chia sẻ một quan điểm mới: Mất thị trường vàng không những ảnh hưởng đến công ăn việc làm, sự tồn vong của các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sự tồn tại của khu vực, quốc gia. 


Tôi không dám bàn luận về vấn đề chính trị, quốc gia đại sự. Tôi chỉ muốn cùng bạn bàn về một khía cạnh, một quan điểm nhỏ trong kinh doanh, đó chính là ngành kinh doanh vàng. Nhưng chúng ta sẽ thấy được vấn đề đó nếu nhìn từ góc độ tiền tệ và thị trường vàng.

Chính sách chiến tranh tiền tệ của các doanh nghiệp lớn

Trong cuốn “Chiến Tranh Tiền Tệ” của tác giả Song Hong Bing và dịch giả Hồ Ngọc Minh và cuốn sách “Sự sụp đổ của đồng đô-la và phương pháp tìm kiếm lợi nhuận từ nó” của tác giả James Turk,  & John Rubino, dịch giả Hoàng Trung, chúng ta sẽ biết được một phần thế giới kinh doanh tiền tệ.

Qua những cuốn sách này, chúng ta sẽ thấy vấn đề là: Ngày nay, chiến tranh và sự xâm lược không nhất thiết phải bằng quân sự - chiến tranh nóng- nữa, mà là chiến tranh mềm - chiến tranh lạnh - diễn ra ở nhiều mặt trận. Trong đó, chiến tranh kinh tế, chiến tranh tiền tệ là quan trọng và có tác động khủng khiếp nhất.

Như chúng ta đã biết, kinh tế là phần quyết định nhất, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Trong nền kinh tế hiện nay, tiền tệ có vai trò như dòng máu trong cơ thể, nuôi sống cho tất cả xã hội đó.

Từ sự thật này, các tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài thực hiện xâm chiếm nước khác bằng cách xâm chiếm nền kinh tế của đất nước, khu vực đó. Việc thực hiện thông qua đòi hỏi mở cửa nền kinh tế và quyền được kiểm soát hệ thống ngân hàng.

Chiến tranh tiền tệ cơ bản thực hiện theo cách sau:

Bước 1: Các công ty nước ngoài gắng giành quyền kinh doanh buôn bán tự do hoặc hạn chế tối đa rào cản bảo hộ của chính phủ tại đất nước, khu vực mà họ mong muốn nhắm tới.

Bước 2: Họ vào thị trường mới và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở các lĩnh vực quan trọng của đất nước và khu vực sở tại. Họ lấy tiềm lực về kinh tế, sự chuyên nghiệp về Marketing, tiếp thị và sự lọc lõi về kinh doanh, thương trường làm thế mạnh. Như hai ông lớn ngành nước giải khát vào thị trường Việt Nam đã dùng thương hiệu, sản phẩm, chính sách chuyển giá trốn thuế và quảng cáo rầm rộ… đã đánh bật hết các công ty nước giải khát nhỏ lẻ của nước ta

Bước 3: Nếu không chiếm lĩnh được, họ thực hiện chính sách mua bán, sát nhập doanh nghiệp để kiểm soát các công ty lớn cũng như cả ngành, cả nền kinh tế… Công ty Nước giải khát Sài Gòn (SaiGon Tribeco) và một số công ty thuộc lĩnh vực khác đã bị thâu tóm là điển hình thực tế.

Khi đó, kinh tế của đất nước, khu vực nọ chỉ là sân sau, là nơi tạo ra của cải thặng dư rồi bị chuyển về nước họ. Nếu doanh nghiệp sở tại có vẻ bất lợi, họ thực hiện dìm chết bằng quyền cổ đông. Còn nếu thị trường có vẻ bất ổn hay chính trị không tốt, họ thực hiện rút đồng loạt toàn bộ dòng tiền, công nghệ, thông tin … một cách bất ngờ khiến thị trường nước đó phá sản hay điêu đứng … Điển hình như khủng hoảng Đông Nam Á những năm 1997 - 1998.

Vấn đề của thị trường Vàng trong chiến tranh mềm

Trong quá trình chinh phục thị trường này, các doanh nghiệp nước ngoài đặc biệt chú ý đến việc nắm dòng tiền và hệ thống ngân hàng. Vì hệ thống ngân hàng sẽ như quả tim và hệ thống tuần hoàn của cơ thể sống của khu vực và đất nước.

Điều này chúng ta có thể thấy ở nhiều nước: Việt Nam muốn vào WTO phải cam kết mở cửa sâu rộng nền kinh tế. Nhà nước phải cho phép các công ty nước ngoài mua và sở hữu nhiều nhất 30% cổ phần các ngân hàng. Đảo Síp muốn nhận được cứu trợ phải thu hẹp sự ảnh hưởng của hệ thống ngân hàng của mình. Đồng thời chính phủ Síp phải thực hiện theo lộ trình và kiểm soát kinh tế của bên cho vay tiền.


Nhưng họ thường điều khiển chứ không nắm tiền bạc. Các doanh nghiệp nước ngoài rất e ngại về việc chính phủ các nước sở tại quản lý không tốt, cứ thực hiện đi vay bằng phát hành trái phiếu rồi in thêm tiền. Hành động in thêm và bơm tiền ra thị trường khiến đồng tiền mất giá.

Để đồng tiền khỏi trượt giá và ổn định, nó phải gắn một thứ gọi là “BẢNG VỊ VÀNG”. Mỗi đồng tiền lưu hành được quy định tương đương với lượng vàng nhất định. Vì vàng là tài sản quý, được mặc định là công cụ trao đổi lưu thông từ ngàn đời nay. Vàng có giá trị tương đối vĩnh cữu. muốn có được thêm  vàng phải tạo giá trị chứ không thể in ra thêm như tiền giấy. Trên thế giới, chỉ có nước Anh còn giữ quy định “Bảng Vị Vàng” nên đồng BẢNG ANH có giá trị cao và ổn định nhất. Nhiều nước đã từ bỏ “BẢNG VỊ VÀNG” để thuận lợi cho chính phủ họ trong việc in thêm tiền, phát hành cổ phiếu mà có thể lãng tránh không mua lại lượng tài sản tích trữ tương đương... Và đó là nguyên nhân khiến đồng tiền ngày một mất giá trong khi giá vàng lại liên tục tăng.

Trong cuốn “Sự sụp đổ của đồng đô-la và phương pháp tìm kiếm lợi nhuận từ nó”, các tác giả - chuyên gia đã chỉ rõ rằng muốn ổn định và có lời, phải chuyển giá trị kinh doanh, đầu tư sang thước đo mới là VÀNG. Và nhiều doanh nghiệp đã hiểu điều đó nên giao dịch bằng tiền mặt nhưng lấy vàng làm tiêu chuẩn trao đổi qua thời gian.

Các doanh nghiệp nước ngoài vào các khu vực và nước sở tại muốn kiểm soát tjij rường giá cả phải chi phối được công cụ thước đo giá trị là giá tiền hay giá vàng  nướ đó. Khi có được thị trường vàng, họ có thể thay đổi quy định mức giá tùy từng thời điểm có lợi cho mục đích của họ. Họ có thể khống chế toàn bộ nền kinh tế, chính trị của cả đất nước khu vực. Các quốc gia phụ thuộc lúc này chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.

Đến đây, chúng ta có thể thấy được giá vàng và thị trường vàng có ý nghĩa quan trọng như thế nào đến sự ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của một khu vực, đất nước.  Nếu để mất thị trường vàng, có thể sẽ là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến mất chủ quyền đất nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét